Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Khi gặp phải trường hợp này, nhiều người thường chọn giải pháp xóa các tập tin hình ảnh, video ở trên máy. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều cách để làm trống bộ nhớ máy mà vẫn giữ được những bức ảnh kỷ niệm.

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đầy bộ nhớ, thường là do các tập tin tạm và những bản ghi dữ liệu, chúng sẽ chiếm từ vài trăm MB cho đến vài GB. Để xóa sạch các tập tin bộ nhớ tạm, người dùng hãy ép thiết bị khởi động lại bằng cách bấm giữ nút nguồn và nút Home cùng lúc cho đến khi logo Apple xuất hiện.

Cách thứ hai để xóa bộ nhớ tạm là truy cập vào Settings > General > Storage & iCloud (hoặc Usage) > Manage Storage. Đây là danh sách các ứng dụng được cài trên máy và dung lượng mà nó chiếm dụng, nếu thấy cái nào quá dư thừa, bạn có thể chọn Delete hoặc Edit > Delete All để xóa toàn bộ dữ liệu của ứng dụng.

 Giải pháp khi iPhone bị đầy bộ nhớ - 1

Các thiết bị đi kèm sẽ giúp người dùng giải quyết được vấn đề đầy bộ nhớ. Ảnh: INTERNET

Bên cạnh đó bạn còn có thể vô hiệu hóa các dịch vụ không cần thiết như Photo Stream (Settings > Photos & Camera > My Photo Stream > Delete). Hạn chế quay video Full HD hoặc 4K, tắt bớt các ứng dụng không cần thiết trong phần Spotlight và nhất là hãy chuyển tất cả dữ liệu ít xài lên đám mây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua thêm phụ kiện iAccess của Leef hay các cổng kết nối khác để bổ sung thêm khe cắm thẻ nhớ cho iPhone, iPad để giảm áp lực bộ nhớ.

Cuối cùng là cài đặt thêm các phần mềm dọn dẹp hệ thống có sẵn trên App Store, đơn cử như PhoneExpander, PhoneClean, iFunBox, iMazing hoặc Decipher Phone Cleaner.

Cuộc trao đổi tập trung vào việc Cục điều tra liên bang Mỹ yêu cầu phía nhà sản xuất Apple “bẻ khóa” để lấy dữ liệu từ chiếc iPhone 5c của một kẻ khủng bố trong vụ xả súng đẫm máu khiến hàng chục người chết ở bang California. Tên khủng bố Farook và vợ đã bắn chết 14 người trong một tòa nhà văn phòng San Bernandino vào ngày 02/12/2015. Không lâu sau đó, cả hai đều bị cảnh sát bắn chết trong một cuộc đọ súng.

 CEO Tim Cook cương quyết bảo vệ quyền riêng tư khách hàng - 1

CEO Apple cho rằng việc mở khóa điện thoại trong cuộc tranh luận về pháp lý này sẽ giống như “một phần mềm ung thư”

Chính phủ Mỹ lập luận rằng đây là vấn đề an ninh quốc gia và chỉ liên quan đến 1 cá nhân cụ thể. Họ không yêu cầu Apple tạo ra một sản phẩm hay tạo ra “lỗ hổng bảo mật” mà chỉ can thiệp vào 1 thiết bị cụ thể.

Trao đổi với phóng viên David Muir, Tim Cook cho rằng việc mở khóa điện thoại trong cuộc tranh luận về pháp lý này sẽ giống như “một phần mềm ung thư”, gây ra một tiền lệ xấu. Hơn nữa, ông cũng khẳng định việc bẻ khóa này đã xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng.

Phía Apple đã không chấp nhận điều lệnh của Tòa án và công khai đăng lời từ chối này trên trang web của hãng. Về thực chất, Apple có thể chuyển dữ liệu bí mật này theo yêu cầu của FBI chỉ đơn giản bằng cách sao lưu dữ liệu vào dữ liệu đám mây iCloud qua mạng Wi-Fi. Sự kiện này hiện đang là tâm điểm của giới truyền thông Mỹ và người dùng iPhone trên toàn cầu.

Bên cạnh đó Raspberry Pi 3 còn được nâng cấp lên bộ xử lý 64-bit bốn nhân tốc độ 1.2GHz lõi Cortex-A53 (Raspberry Pi 2 dùng Cortex-A7 900MHz). Theo nhà phát triển Raspberry Pi, điều này giúp chúng tăng thêm 50% "công lực" xử lý so với phiên bản tiền nhiệm Raspberry Pi 2 nhưng giá bán vẫn không thay đổi - chỉ 35 USD.

 Máy tính siêu tí hon phiên bản 3, giá 35 USD - 1

Raspberry Pi 3

Tuy nhiên một điều đáng tiếc chính là mức RAM 1GB vẫn còn tìm thấy trên phiên bản mới. Về ngoại hình Raspberry Pi 3 có kích thước vẫn không có gì thay đổi so với bản tiền nhiệm, máy được cài sẵn phiên bản hệ điều hành Raspbian hỗ trợ tính toán trên nền tảng 64-bit. Do đó một số ứng dụng cũ muốn sử dụng trên Raspberry Pi 3 có thể sẽ không được hỗ trợ, người dùng cần nâng cấp chúng lên phiên bản hỗ trợ 64-bit từ nhà phát triển.

Raspberry Pi là mẫu máy tính siêu nhỏ có kích thước chỉ bằng chiếc iPhone 4 vận hành trên nền tảng Linux do tổ chức phi lợi nhuận Raspberry Pi Foundation thiết kế với tiêu chí xây dựng hệ thống mà nhiều người có thể sử dụng được cho những công việc tùy biến khác nhau.

 Máy tính siêu tí hon phiên bản 3, giá 35 USD - 2

Raspberry Pi có hai phiên bản, Model A có giá 25 USD và Model B có giá bán 35 USD. Nhưng Model B được sử dụng phổ biến hơn bời chúng được trang bị cấu hình tốt cũng như hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối thông dụng hơn. Ở phiên bản đầu tiên máy chỉ trang bị chip xử lý 700MHz, RAM 512 MB cùng một số cổng kết nối thông dụng như HDMI, đầu bông sen RCA, jack headphone 3,5mm, USB,...

Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Apple đang tỏ ra rất "cứng cựa" với FBI trước yêu cầu mở khóa iPhone của một trong những tay súng đã gây ra vụ xả súng kinh hoàng tại San Bernardino, làm 14 người thiệt mạng. Mới đây, nhiều nguồn tin cùng cho biết, Apple sắp có thay đổi để tránh xa những vụ việc phiền phức tương tự trong tương lai.

 Apple sắp có một thay đổi táo bạo vì... bị FBI làm phiền - 1

Apple sẽ tự mình hủy bỏ khả năng truy cập dữ liệu iCloud của khách hàng.

Theo đó, dữ liệu người dùng trên iCloud của Apple có thể khác biệt so với dữ liệu lưu trữ trên thiết bị. Chính Apple cũng nêu rõ trong cam kết quyền riêng tư rằng, dữ liệu được sao lưu trên iCloud không riêng tư như dữ liệu được lưu trữ cục bộ trên các thiết bị vật lý.

Mặc dù dữ liệu trên iCloud được mã hóa, nhưng Apple có nắm giữ chìa khóa giải mã - có nghĩa là công ty có thể trích xuất dữ liệu bất cứ lúc nào, và họ phải xem xét trao dữ liệu cho chính phủ khi có yêu cầu.

 Apple sắp có một thay đổi táo bạo vì... bị FBI làm phiền - 2

Khi Apple không còn giữ mã khóa thì không ai có thể xâm nhập dữ liệu của người dùng iPhone dù là trên iCloud hay thiết bị.

Trong tương lai, điều đó có thể sẽ sớm thay đổi. Cụ thể, Apple chuẩn bị làm cho dữ liệu được lưu trữ trên iCloud trở nên vô hình với cả các kỹ sư của công ty, theo Financial Times. Khi đó, tất nhiên người dùng vẫn sẽ sử dụng được dữ liệu của mình, nhưng bản thân Apple sẽ không thể thực hiện yêu cầu của chính phủ trong việc trích xuất dữ liệu lưu trữ trên iCloud.

Đây được xem là một động thái của Apple trong cuộc chiến với FBI. Theo AP, nếu Apple không thể truy cập dữ liệu iCloud của người dùng, thì tất nhiên dữ liệu đó cũng không thể giao cho chính phủ.

"Không ai có thể phục hồi nó, và không bao giờ có thể. Bạn không thể, FBI không thể, và người thừa kế của bạn khi bạn chết cũng không thể", Ross Anderson - Giáo sư Kỹ thuật an ninh tại Đại học Cambridge, nói với CNN Money.

"Trong một số trường hợp, chúng tôi được yêu cầu cung cấp nội dung iCloud của khách hàng, trong đó có thể bao gồm hình ảnh, email, các bản sao lưu thiết bị iOS, tài liệu, danh bạ, lịch và ghi chú", theo báo cáo minh bạch của Apple trong năm 2015.

Bằng cách tự mình "cắt đứt" hoàn toàn khả năng truy cập vào dữ liệu iCloud của khách hàng, Apple có thể tránh khỏi những yêu cầu cung cấp dữ liệu trong tương lai, theo Jeffrey Paul - một chuyên gia tư vấn về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu.

"Chúng tôi thậm chí đã đưa dữ liệu ra xa khỏi tầm với của chúng tôi, bởi vì chúng tôi tin rằng các nội dung trên iPhone của bạn không có gì dành cho chúng tôi", Tim Cook - Giám đốc điều hành của Apple nói.

Trong năm 2015, Apple đã nhận được 2.727 yêu cầu truy cập vào tài khoản iCloud và iTunes của khách hàng từ các cơ quan thực thi pháp luật. Trong đó, Apple đã tiết lộ dữ liệu của khoảng 81% trường hợp, theo báo cáo minh bạch của công ty.

Trước đó, thẩm phán Sheri Pym của bang California đã ra lệnh cho Apple phải tạo ra một phần mềm chuyên dụng giúp FBI đột nhập vào một chiếc iPhone bị khóa. Đây là chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi một tay súng đã gây ra vụ xả súng kinh hoàng làm 14 người thiệt mạng. Tuy nhiên, Apple đã có câu trả lời là "không".

Hãng này giải thích rằng, "phần mềm đó không tồn tại" và "vụ việc có thể kéo theo hệ lụy làm ảnh huởng tới quyền riêng tư của khách hàng sau này". Theo Apple, nếu muốn hỗ trợ FBI, họ phải viết ra một phiên bản phần mềm mới. Tuy nhiên, không ai chắc chắn phần mềm đó sẽ không bị khai thác cho các mục đích xấu.

Vụ việc này đang dần trở nên nóng hơn khi Apple đề nghị đưa ra Quốc hội. Ngày 1.3 tới đây, Giám đốc điều hành Apple - Tim Cook, Giám đốc FBI - James Comey cùng các nhà bảo mật và luật sư sẽ tham gia một buổi điều trần trước Quốc hội, với chủ đề "Mã hóa dữ liệu: Cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư của ngiời dùng".

Google được biết đến rộng rãi nhất là tính năng tìm kiếm Google Search, nhưng thực tế họ còn cung cấp hàng chục dịch vụ khác trên internet. Dưới đây là một số dịch vụ không phải ai cũng biết nó đang tồn tại, do Business Insider liệt kê.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 1

Ứng dụng Gmail-ify của Google giúp người dùng quản lý email từ tài khoản Outlook, Yahoo! Mail hay các dịch vụ khác mà không cần tài khoản Google.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 2

Google Keep giúp lên lịch biểu và ghi chú mọi thứ trong cuộc sống.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 3

Dịch vụ Project Sunroof giúp kiểm tra những địa chỉ nhà có sử dụng năng lượng mặt trời.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 4

Truy cập vào địa chỉ www.google.com/sky, người dùng sẽ lạc vào không gian bao la của các vì sao.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 5

Ngoài tìm kiếm bằng từ ngữ, Google còn cho phép tìm kiếm bằng hình ảnh như biểu tượng trên.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 6

Sử dụng Google Search để chuyển dãy số thành chữ nhanh chóng.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 7

Google Maps kết hợp với Panoramio để hiển thị những bức ảnh chụp theo thời gian thực mà người dùng ở khắp nơi trên thế giới đang chia sẻ.

 Những dịch vụ của Google có thể bạn chưa biết - 8

Những từ khóa trên Google Search có nhiều giá trị sử dụng khác nhau, chẳng hạn có thể biến Google thành chiếc đồng hồ đếm ngược.

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Các chuyên gia về mạng xã hội cảnh báo hiện nhiều người dùng đang rất bất cẩn khi chia sẻ thông tin trên mạng. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho chính họ, người thân và cộng đồng mạng. Người dùng cần cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cũng như có trách nhiệm lúc “nhấp chuột” (click) vào những thông tin không rõ ràng trên mạng xã hội.

Bị những “status” lạ tấn công

Gần đây, nhiều chủ sở hữu trang Facebook cá nhân thường xuyên nhận những dòng “status” (trạng thái) chia sẻ thông tin, hình ảnh, đoạn clip hoặc giới thiệu sản phẩm… từ nhiều nhóm (group) lạ. Những nhóm này được lập ra nhằm tán gẫu, chia sẻ hình ảnh, quảng cáo hoặc chỉ đơn giản là làm phiền người khác. Các nhóm này tự động “thêm” (add) người dùng vào nhóm mà họ không hề hay biết (do bạn bè của họ đã “like” các nhóm này).

Thậm chí nhiều nhóm sau khi “add” được người dùng thì liên tục chia sẻ các thông tin, hình ảnh giật gân, kích thích người dùng tò mò click vào khiến tài khoản của họ bị nhiễm virus nhằm khai thác thông tin cá nhân để trục lợi: nhắn tin nạp thẻ cào, mượn tiền, mời mua sản phẩm kém chất lượng.... Nhiều trang (Pages), Ứng dụng (Apps) trên Facebook tự động “add” người dùng vào dù họ không “like” hay nhấn đồng ý sử dụng.

 Chia sẻ nguy hại trên “phây” - 1

Người dùng nên thận trọng khi chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các chuyên gia cũng cho biết có rất nhiều trường hợp kẻ xấu dùng nhiều thủ thuật để lừa người dùng click vào những đường dẫn có phần mềm độc hại hoặc có giao diện làm giả, giống hệt trang đăng nhập Facebook. Sau đó tin tặc gửi tin nhắn báo người dùng đã may mắn trúng thưởng với giá trị lên đến cả trăm triệu đồng. Người dùng cả tin truy cập khiến tạm mất quyền kiểm soát tài khoản Facebook, vô tình tiếp tay cho kẻ xấu lừa đảo bạn bè, người dùng khác.

Khảo sát từ hãng bảo mật Kaspersky Lab Việt Nam mới đây cho thấy gần 1/3 người dùng mạng xã hội chia sẻ bài viết, check-in và các thông tin cá nhân không chỉ cho bạn bè của mình. Điều này tạo cơ hội cho tội phạm mạng khai thác thông tin cá nhân của họ. Theo khảo sát, có 9% số người trả lời không nghĩ rằng những người ngoài danh sách bạn bè có thể nhìn thấy trang và các bài viết của mình khiến thông tin cá nhân của họ bị tội phạm khai thác để trộm danh tính và lừa đảo tài chính nhiều người dùng khác. 1/3 người dùng cũng “vô tư” kết nối với những người họ không biết rõ dẫn đến lộ thông tin cá nhân với nhiều người lạ, các công ty quảng cáo, thậm chí với tội phạm mạng.

Ông Ngô Trần Vũ, Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA phía Nam), cho biết: “Khi thông tin cá nhân như tình trạng hôn nhân, tài sản, công việc, thói quen sinh hoạt, mối quan hệ của người dùng bị lộ, tin tặc sẽ khai thác, tấn công trực tiếp để làm quen và lấy password để xâm nhập tài khoản Facebook và Gmail… để truy tìm tài khoản tín dụng và các thông tin có giá trị khác”.

Cẩn trọng với lời mời kết bạn

Theo ông Ngô Trần Vũ, người dùng mạng xã hội cần thanh lọc danh sách bạn bè để phòng tránh việc chia sẻ các đường link từ những người chưa hề quen biết. Người dùng cũng nên đề cao cảnh giác, tránh vào các đường link chia sẻ hoặc vào các trang web giả mạo để xem các thông tin gây tò mò. Người dùng nên sử dụng phần mềm diệt virus có tính năng “internet security” để phòng tránh nhiễm virus xuống máy tính và nên thường xuyên thay đổi password. Đại diện Kaspersky Lab Việt Nam chia sẻ: “Người dùng không nên chấp nhận yêu cầu kết bạn hoặc vào một liên kết có thông tin không rõ ràng. Thiết lập chế độ riêng tư trong các tài khoản mạng xã hội là rất cần thiết, để bảo đảm chỉ có bạn bè thực sự của bạn mới có thể cập nhật được trạng thái bạn chia sẻ”.

Luật sư Nguyễn Kiều Hưng, Hãng luật Giải Phóng, cho biết: “Người dùng mạng xã hội phải xác định được tính nhạy cảm, nghiêm trọng, bí mật của từng thông tin mà họ có ý định chia sẻ hay đăng tải để tránh ảnh hưởng đến bản thân hoặc người khác. Vô tư quá đà sẽ dẫn đến vô trách nhiệm, tiếp tay cho tội phạm mạng sinh sôi”.

“Khi phát hiện kẻ xấu lợi dụng tài khoản của mình để nhắn tin lừa đảo người thân và bạn bè, trước hết người dùng cần thông tin công khai trên các kênh thông tin; kiểm tra bạn bè, người thân đã có ai là nạn nhân của tội phạm mạng và báo ngay với công an để điều tra, xử lý khi có trường hợp bị lừa đảo. Trừ trường hợp cần thiết, người dùng không nên chọn chế độ chia sẻ công khai khiến bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được” - luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, khuyến cáo.

Gỡ bỏ ngay các trang và nhóm lạ

Theo các chuyên gia về mạng, với trường hợp bị “add” vào các trang, nhóm một cách tự động, người dùng nên truy cập vào chức năng “setting” (tùy chỉnh thông báo) của Facebook. Trong cửa sổ thông báo, bên phải ở mục “What you get notified about”, người dùng chọn Group Activity (hoạt động nhóm) quản lý những thông báo qua lại từ các nhóm đã tham gia để kiểm tra danh sách các trang đã “like” hoặc các ứng dụng đã chấp nhận sử dụng. Tiếp tục vào chức năng Edit để mở ra cửa sổ tùy chỉnh các nhóm này, bạn có thể tắt các thông báo phiền hà hoặc gỡ bỏ ngay các trang hoặc ứng dụng lạ mà người dùng không hề bấm “like” hay tải về.

Theo như đơn đề nghị của FBI gửi tới Apple phải trả lời về việc mở khóa iPhone phục vụ điều tra, trước ngày 26.2. Tới đúng hẹn, Apple đã chính thức có câu trả lời là "không".

 Cuộc chiến Apple và FBI: Chốt ngày ra Quốc hội - 1

Cuộc chiến giữa Apple và FBI đang tới hồi cao trào.

Hãng này giải thích rằng, "phần mềm đó không tồn tại" và "vụ việc có thể kéo theo hệ lụy làm ảnh huởng tới quyền riêng tư của khách hàng sau này". Theo Apple, nếu muốn hỗ trợ FBI, họ phải viết ra một phiên bản phần mềm mới. Tuy nhiên, không ai chắc chắn phần mềm đó sẽ không bị khai thác cho các mục đích xấu.

Vụ việc này đang dần trở nên nóng hơn khi Apple đề nghị đưa ra Quốc hội. Trước đó, thẩm phán Sheri Pym của bang California đã ra lệnh cho Apple phải tạo ra một phần mềm chuyên dụng giúp FBI đột nhập vào một chiếc iPhone bị khóa. Đây là chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi một tay súng đã gây ra vụ xả súng kinh hoàng làm 14 người thiệt mạng.

Ngày 1.3 tới đây, Giám đốc điều hành Apple - Tim Cook, Giám đốc FBI - James Comey cùng các nhà bảo mật và luật sư sẽ tham gia một buổi điều trần trước Quốc hội, với chủ đề "Mã hóa dữ liệu: Cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư của ngiời dùng".

Trước đó, chính phủ Hoa Kỳ cho biết, Apple đã giúp họ lấy lại thông tin từ ít nhất 70 thiết bị. Những chiếc điện thoại này chạy hệ điều hành cũ hơn so với chiếc iPhone 5C trong vụ xả súng ở California. Khi đó, Apple có thể sử dụng một công cụ vật lý để trích xuất dữ liệu ra. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2014, khả năng này không còn tồn tại trên các dòng iPhone mới.

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Transcend vừa giới thiệu dòng thẻ nhớ microSDHC/SDXC mới dành cho các thiết bị camera hành trình và camera an ninh. Theo hãng sản xuất, do đặc thù của môi trường sử dụng, dòng thẻ nhớ này phải trải qua khâu kiểm nghiệm và kiểm tra khắc khe trước khi đóng gói. Sản phẩm có khả năng lưu trữ 12.000 giờ video (với thẻ 64GB), chống nhiệt, chống ẩm, chống sốc,…

 Transcend ra mắt thẻ nhớ chuyên dùng cho camera hành trình - 1

Dòng thẻ nhớ này có 2 mức dung lượng: 32GB và 64GB.

Dòng thẻ nhớ này được tích hợp chip nhớ MLC-flash cùng phần mềm tối ưu hóa. Do là một sản phẩm cao cấp, High Endurance microSDHC/SDXC cho tốc độ đọc/ghi dữ liệu lên tới 21MB/s trong các điều kiện khắc nghiệt nói trên.

Đặc biệt, công nghệ tự động sửa lỗi Error Correction Code (ECC) của Transcend cũng được tích hợp bên trong các sản phẩm microSDHC/SDXC này. Nhờ đó, các mẫu thẻ nhớ này còn có khả năng ổn định, tự động điều tra và sửa lỗi trong quá trình hoạt động, mang lại khả năng bảo vệ dữ liệu đáng tin cậy hơn cho người dùng.