Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

- Giá đỗ ngâm hóa chất trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.

Tin tức trên báo Công an TPHCM, ngày 26/4, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, công an tỉnh Bình Thuận và Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm & thủy sản Bình Thuận kiểm tra cơ sở sản xuất giá của ông Lưu Văn Hùng (50 tuổi, tại thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) và phát hiện cơ sở này sản xuất giá ngâm hóa chất.

Ông Hùng khai nhận, sau khi ngâm đậu xanh khô trong nước 2 giờ sẽ mang trộn trực tiếp với thạch cao theo tỷ lệ 7:1 (7kg đậu xanh và 100g thạch cao). Sau đó, đậu xanh trộn được đưa vào khạp ủ trong thời gian 4 ngày để thành giá.

Trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, ông Hùng mang giá thành phẩm ngâm vào nước pha hóa chất để có độ giòn, trắng, đẹp. Cơ sở ông Hùng sản xuất khoảng 100kg giá thành phẩm mỗi ngày và mang đi tiêu thụ tại thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc) và TP.Phan Thiết.

Kiểm tra cơ sở của ông Hùng, cơ quan chức năng thu giữ 0,65 kg bột hóa chất không rõ nguồn gốc, xuất xứ để tiến hành giám định. Đồng thời, tổ kiểm tra tạm giữ 6,5kg thạch cao mà cơ sở này dùng để sản xuất giá.

Gia do "nuoi" bang thach cao va hoa chat: Meo don gian de nhan biet

Giá được ngâm hóa chất trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. (Ảnh: Báo Công an TPHCM).

Ông Hùng thú nhận hóa chất có dạng bột màu trắng, bốc mùi hôi nồng giống thuốc trừ sâu là chất tẩy rửa được mua tại chợ thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc).

Trước đó, lúc 4 giờ 20 cùng ngày, một tổ kiểm tra khác của Đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện cơ sở sản xuất giá của ông Trần Văn Cang (54 tuổi, tại thôn Phú Hòa, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc) ngâm đậu xanh với bột đá vôi trong khoảng thời gian 7 giờ trước khi ủ giá.

Ông Cang thừa nhận bột đá vôi ngâm giá ông mua tại một cửa hàng vật liệu xây dựng tại TP.Phan Rang (Ninh Thuận).

Đoàn kiểm tra liên ngành lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 cơ sơ sản về các hành vi như: khu sản xuất gần khu chăn nuôi; không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất làm phụ gia chế biến thực phẩm không rõ nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Phân biệt giá đỗ ngâm hóa chất và giá đỗ sạch

Các cách sau đây sẽ giúp các bạn phân biệt giá đỗ không và có ngâm hóa chất để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Kích thước

Loại giá đỗ sạch sử dụng nguyên liệu trong nước và không tẩm hóa chất thường chỉ ngắn bằng một nửa loại giá dùng nguyên liệu và ngâm hóa chất nhập từ Trung Quốc.

Hình dạng

Giá đỗ ngâm chất kích thích tăng trưởng trông béo, mập, vô cùng hấp dẫn nhưng giòn, dễ bị đứt đoạn. Loại giá không hóa chất gầy hơn, sợi giá khó gãy hơn và trông có vẻ không được bắt mắt.

Gia do "nuoi" bang thach cao va hoa chat: Meo don gian de nhan biet

Giá được làm bằng hóa chất có thân mập, tròn, đẹp, bắt mắt.

Rễ, lá và màu sắc

Rễ: Thường thì rễ giá đỗ rất dài, loại giá đỗ tắm ướp hóa chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn.

Lá: Giá đỗ sạch có phần lá mở ra hoặc nhìn từ ngoài sẽ lấy mầm lá nhú màu vàng hoặc màu xanh trong khi giá ngâm hóa chất có 2 hạt mầm đóng chặt với nhau.

Màu sắc: Giá ngâm thuốc kích thích sẽ có màu trắng muốt nhìn rất kích thích còn loại giá thông thường có màu trắng nhạt hoặc màu sữa.

Các bạn nên lưu ý rằng một số chất hóa học như 6-Benzylaminopurine, sodium dithionite, chất kích thích tăng trưởng... đều là phụ gia được sử dụng khi làm giá đỗ. Sản xuất giá đỗ thông thường cần có nước và nhiệt độ thích hợp, sau đó phải chờ trong khoảng thời gian 2.5-3 ngày. Tuy nhiên nếu làm theo cách truyền thống như vậy, rễ giá dễ bị mọc dài, hình thức không đẹp, không bắt khách. Nhưng sau khi "độ" qua hóa chất, thời gian sinh trưởng rút ngắn hơn rất nhiều, sản lượng cũng tăng lên khoảng 30%.

TUYẾT MAI (Tổng hợp)

Nguồn: Công an TPHCM, Sức khỏe Đời sống

VietBao.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét